Giải thích vì sao lan rừng không ra hoa

[tintuc]

Tại sao lan rừng lại không ra hoa hoặc trồng rất khó mọc ở các khu đô thị ?

Các bác yêu lan từng trồng lan và có bao giờ đặt ra câu hỏi là ở tại sao lan rừng khi tồn tại với điều kiện tự nhiên, không có ai chăm sóc mà nó lại phát triển rất tốt và ra hoa đẹp đến vậy? Còn tại sao khi mang về nhà trồng nó lạsống lắt léo, quắt queo, hay bị thối nhũn, thiếu nước... có những cây có thân thủ cũng phát triển rất tốt nhưng đến mùa hoa lại không ra hoa ? 
Cây lan phi điệp có đủ nắng phát triển rất tốt. Ảnh: Nông Triệu Thủy (Lan rừng Thủy kai)

Câu trả lời một phần nằm ở nội dung dưới đây, và các bác có thể xem thêm video ở bên dưới bài viết.
Đến đây sẽ có nhiều người cho rằng là trồng lan rừng rất đơn giản, cứ vứt bờ rào đó mà nó phát triển rất tốt, thân mập nù, đến mùa hoa thì ra hoa rất sai, mà gần như quanh năm không chăm sóc hay tưới tắm cho nó mấy, còn việc sử dụng phân thuốc thì coi như hão huyền không việc gì phải kích này kích nọ cho mệt.
Tại sao vậy? Và những suy nghĩ đó có đúng không ? Câu trả lời là không sai, nhưng nó chỉ đúng theo tùy từng trường hợp. Chẳng hạn như ta hãy xem khí hậu của các tỉnh miền núi, kể cả là nơi đô thị của miền núi nó vẫn cứ tương đương như nơi lan rừng nó mọc tự nhiên vì khí hậu của cả một vùng miền rộng lớn rất giống nhau thì cho dù có nắng nóng đến mấy cũng vẫn có độ mát của nó, độ "mát" này tương đối giống độ mát của nơi cây lan sinh trưởng tự nhiên nên nó phát triển tốt là điều dễ hiểu.
Trái lại, với môi trường nơi đô thị thì cây lan như bị ép mọc ở một điều kiện khí hậu hà khắc hơn là cái môi trường tự nhiêu ở trong rừng mà chính cây lan nó "tự chọn". Chưa kể các hiệu ứng gây nóng, bí bách của nơi đô thị... mà cây lan như bị "cưỡng chế" để tồn tại một nơi như vậy. Đó là một vấn đề chung và rõ ràng nhất để chúng ta thấy rằng lan rừng nó chật vật thế nào khi ở với chúng ta, nhưungx người sống ở những nơi đô thị nóng bức.
Về cơ bản thì cây lan rất cần ánh sáng, ánh nắng mặt trời (ví dụ lan phi điệp), thì gần như là phải có ánh nắng chiếu vào cả ngày thì cây mới phát triển tốt.
Nhưng nó oái oăm ở chỗ là nó thích ánh nắng nhưng nó lại không chịu được nóng nên nó mới nảy sinh mâu thuẫn từ đây...

Dưới đây là các ý kiến được sưu tầm từ Internet về việc lan không ra hoa (Nói chung cho tất cả các loại lan chứ không nói riêng về phi điệp)

1.  Không nhận đủ ánh sáng

Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến cho hoa lan ngừng ra hoa. Lan Hoàng Thảo, Cattleya và các loài địa lan bình thường không cần nhiều ánh sáng nhưng đến thời kì động dục thì bạn nên tăng cường độ sáng lên để kích thích cây ra hoa. Chậu lan đăt cố định trong nhà và phòng kín thì nên sử dụng đèn để kích thích cây ra hoa nhanh hơn.

Cách nhận biết cây lan bị thiếu ánh sáng đó là lá cây có màu xanh đậm. Đó là phản ứng của cây hoa lan trong môi trường thiếu ánh sáng. Thay vì dành năng lượng để trổ hoa thì cây sẽ dành hết cho việc sản sinh chất diệp lục, thúc đẩy quang hợp trong môi trường thiếu ánh sáng (như cây bên trái trong hình trên). Cây rơi vào trạng thái sinh tồn thay vì sinh sản. 

Hoa trầm tím rừng tại vườn lan Thủy kai

2.  Nhận quá nhiều ánh sáng

Nếu không nhận đủ ánh sáng là nguyên nhân hàng đầu thì thừa ánh sáng cũng xếp vào hàng nguyên nhân số một. Đây cũng là lý do khiến cây hoa lan là loài cây khó tính. Trồng lan bắt buộc phải sử dụng lưới cắt nắng để kiểm soát ánh sáng. Cường độ ánh nắng quá cao sẽ làm cháy lá.

Hoa lan hoàng thảo ý ngọc tại vườn lan Thủy kai

Tuy nhiên, thời gian chiếu sáng sẽ quyết định việc kích thích cây ra hoa. Cây Lan vào mùa động dục sẽ rất nhạy cảm với chu kì ánh sáng của mùa đó. Ví dụ Lan hoàng thảo thường cho hoa vào mùa thu & đông, cây sẽ cảm nhận chu kì ánh sáng ngày ngắn đêm dài để ra hoa vào thời điểm này. Nếu buổi tối cây bị đèn nhà rọi vào thì khả năng chu trình sinh học này sẽ bị ảnh hưởng.


Hoa trầm tím rừng tại vườn lan Thủy kai

3.  Không có biến thiên nhiệt độ
Những cây hoa lan vùng nhiệt đới sẽ cảm nhận chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm của mùa để bắt đầu chu kì động dục. Nếu chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm tại vị trí chậu cây thấp hơn 10 độ C thì khả năng ra hoa của cây sẽ chững lại. Vào buổi tối, hãy thử luân chuyển vị trí của chậu cây để tạo chênh lệch nhiệt độ rõ ràng hơn. Có thể chọn vị trí gần phòng tắm, giếng trời, bể nước hoặc trong tầng hầm, nơi mà nhiệt độ sẽ thấp hơn rất nhiều so với vị trí giàn lan vào ban ngày. Hãy thử luân chuyển vị trí trong khoảng từ 5 đến 9 ngày để kiểm tra thay đổi trên cây. Bạn có thể cần một số giải pháp hạ nhiệt độ vào ban đêm hoặc tăng nhiệt độ vào ban ngày tại giàn lan.

Hoàng thảo kèn tại vườn lan Thủy kai

4.  Bón phân chưa hợp lý

Đa số cây lan không cần quá nhiều phân bón. Tuy nhiên tỉ lệ đạm lân và kali lại là yếu tố rất quan  trọng có vai trò như là enzyme kích thích sinh trưởng.

Phân bón có tỉ lệ lân cao sẽ kích cây ra chồi hoa trong khi hàm lượng đạm cao sẽ kích cây ra lá là  chủ yếu.

Tỉ lệ kali cao sẽ kích bộ rễ phát triển và giúp hoa lâu tàn.

Bón phân giàu đạm trong mùa động dục sẽ làm chậm quá trình trổ hoa lại.

Một nhánh hoa lan hoàng thảo vôi tại vườn lan Thủy kai

5.  Không chăm sóc bộ rễ của cây

Việc không chăm sóc bộ rễ bao gồm việc không thay chậu cho cây đúng thời điểm và không loại bỏ các đoạn rễ bị hỏng. Thay chậu đúng thời điểm là quan trọng nhất. Một khi bộ rễ phát triển vượt qua giới hạn của chậu thì khi đó nảy sinh một loạt vấn đề như giảm độ thông thoáng của đất, rễ cây chết lưu tạo điều kiện cho nấm mốc tấn công. Theo tự nhiên, cây sẽ dồn năng lượng để tái tạo bộ rễ và dễ rơi vào trạng thái sinh tồn và ngừng cho hoa. Lúc này ta cần xem xét thay chậu cho cây.

Tuy nhiên cần lưu ý một số cây lan nhạy cảm với việc bộ rễ bị tác động. Thay chậu cho cây cũng sẽ làm chùn bộ rễ khiến cây bật trạng thái sinh tồn và cây sẽ không ra hoa từ 6 tháng đến 1 năm. Chỉ một số ít loài lan sẽ trổ hoa khi bộ rễ kẹt lại trong chậu.

Hoa lan long tu xuân tại vườn lan Thủy Kai

Thời điểm nhận biết để thay chậu là khi 1 hay 2 dây rễ chạy vòng sát mép thành chậu. Một số chậu cây lan được thiết kế một số lỗ tròn trên thân có đường kính từ 2cm – 3cm chính là để nhận biết thời điểm thay chậu khi đầu rễ đâm qua các lỗ tròn này.

6.  Tưới thừa nước

Đây là lỗi của rất nhiều người chơi lan tài tử. Cây hoa lan lấy nước chủ yếu từ hơi sương trong không khí. Nếu tưới bằng vòi phun có thế gây úng cục bộ mà cây vẫn không lấy được nước. Những loài địa lan thì cần độ ẩm ướt liên tục nhưng lại không quá ẩm ướt. Nếu không biết căn chỉnh cũng gây úng cục bộ trong đất. Tưới quá nhiều nước không chỉ làm cây không ra hoa mà còn có thể làm chết cây và gia tăng nấm mốc.

Cách nhận biết việc tưới thừa nước là bộ rễ chuyển màu nâu và lá bị nhăn nhúm. Cách phòng tránh việc tưới thừa nước là hãy sử dụng chậu chuyên dành cho trồng lan kết hợp hệ thống tưới phun sương tự động.

7.  Tưới thiếu nước

Việc tưới thiếu nước là nguyên nhân không bao giờ xảy ra nếu bạn là người yêu lan và có thời gian chăm sóc cho cây. Tưới thiếu nước trong thời gian đầu, lá cây thường có biểu hiện quắt lại và nhiều nếp nhăn. Hãy thử tham khảo hệ thống tưới phun sương tự động nếu bạn có một vườn lan đủ rộng, việc chăm sóc sẽ trở nên dễ dàng và bạn có nhiều thời gian hơn cho việc khác.

8.  Không có biện pháp hồi sức cho cây sau khi trổ hoa đợt đầu

Sau đợt ra hoa đầu tiên, khi hoa sắp sửa tàn thì cũng là lúc bạn nên xem xét việc hồi sức cho cây. Các cây Lan thường trở nên rất yếu sau đợt đầu ra hoa và sẽ mất thêm khá nhiều thời gian nữa cho đợt trổ hoa tiếp theo nếu bạn không có biện pháp phục hồi. Việc hồi sức cho cây bao gồm: thay chậu, bón phân và thay cả đất trồng nếu có thể. Ngoài ra bạn cũng phải lưu ý cắt bỏ các rễ cây hỏng, cắt nắng cho cây và tưới nước đều đặn hàng ngày.


Theo tuoithongminh.com



Mời các bác xem video: Một chút kinh nghiệm khi trồng lan phi điệp tím rừng không ra hoa


[/tintuc]
>
Gọi ngay