Hoàng thảo kèn - Cách trồng và chăm sóc

Cách trồng và chăm sóc lan Hoàng Thảo Kèn


Chiêm ngưỡng một số loại hoa bao gồm cả hoàng thảo kèn tại vườn nhà lan rừng Thủy Kai

Video hình ảnh về hoa hoàng thảo kèn tại vườn lan rừng Thủy Kai Cao Bằng tháng 2-2019

Hoàng thảo kèn hiện cũng được liệt kê vào 1 loại lan rừng thuộc loại "khó thuần" do khí hậu của nưuóc ta có những nơi "nóng quanh năm", nhưng có những nơi "mát quanh năm" nên có thể nó được coi là "khó thuần" với những nơi "nóng quanh năm". Khi trồng và chăm sóc, chúng ta cần chú ý hơn đối với những ai đang chơi loại hoa lan này thuộc vùng "nóng quanh năm" để không bị bỏ học phí cao vì đây cũng là một trong những loại lan thuộc hàng đắt tiền hơn nhiều loại lan rừng khác.


Cách trồng hoàng thảo kèn rừng của lan rừng Thủy Kai

Hoa kèn tại vườn nhà Thủy Kai


Do tác giả bài viết này là người miền Bắc (tỉnh Cao Bằng) nên xin đưa ra những kinh nghiệm của cách trồng này áp dụng đối với khí hậu miền bắc có mùa đông với thời tiết giá lạnh, còn bác nào ở miền nam thì có thể áp dụng phương pháp cắt nước  giống như phi điệp.




Thời gian trồng tốt nhất trong năm từ Tháng Hai đến khoảng tháng 4 dương lịch (có thể muộn hơn tùy thời tiết từng năm).




Cây mới lấy về cắt sạch rễ già (các bác đừng xót vì bộ phận hút nước của rễ già đã hỏng khi lột chúng khỏi giá thể khi cây đang mọc trong rừng, hoặc từ nơi khác... chỉ có đầu rễ mới làm chức năng sinh trưởng và phát triển hệ thống hấp thụ thức ăn và nước mà đầu rễ thì mất rồi nên chính cái rễ đó là nơi tích nước gây thối thân mẹ).


Video hoàng thảo kèn 1 bông duy nhất tại vườn nhà lan rừng Thủy kai:



Có thể dùng cồn 90 độ phun vào các vết cắt, bác nào có nước vôi thì nhúng nước vôi trong rồi treo ngược vài ngày cho quen môi trường rồi mới phun sương ẩm.





Cách chọn giá thể: Theo tôi thì bác nào mới tập chơi thì nên ghép chậu cho chắc ăn, còn bác nào có kinh nghiệm kha khá rồi có thể ghép gỗ vì ghép gỗ thường đạt độ thẩm mỹ cao hơn.


Quá trình ghép:  Ghép cho thân hướng lên trên trời (theo tôi thì nó đạt độ thẩm mỹ cao hơn) trừ trường hợp thân quá dài và nặng thì phải ghép ngược thòng xuống như phi điệp và long tu hay hạc vỹ. Cố định gốc sao cho không bị di chuyển khi rung lắc giá thể.




Khi lan mới đem ở rừng về (hoặc nếu mua trên mạng thì sau khi nhận hàng) mà đang có nụ thì các bác chưa vội ghép, hãy cứ treo ngược lên khoảng 2 ngày, không tưới nước, không bón phân. Sau đó cắt rễ cách gốc khoảng 1cm đến 2cm rồi mới đem ghép. Nếu thời tiết khô ráo thì 1 tuần tưới nước (phun sương ẩm) khoảng 2 lần cho ẩm gốc, nếu thời tiết ẩm như những hôm trời mưa thì thôi.
Hoa hoàng thảo kèn về đêm tại vườn lan rừng Thủy Kai

Sau khi cây đã ra hoa, chúng ta hãy chụp ảnh hay quay phim (nếu cần) rồi sau đó cắt hết hoa đê cây tập trung dinh dưỡng nuôi mầm gốc và thân mẹ sẽ khỏe hơn. (Việc này chỉ thực hiện khi cây chưa ra rễ)


Hoàng thảo kèn khi đang bắt đầu có nụ


Cách tưới nước: Các bác cứ tuân thủ quy tắc là giữa 2 lần tưới nước là phải để cho nó thật khô ráo, cộng thêm số lần tưới nước theo mùa, theo thời tiết (như đã nói ở trên) thì là tốt nhất.

Hoa kèn về đêm tại vườn lan rừng Thủy Kai

Phân: Mùa tăng trưởng phát triển của lan là sau mùa hoa, chồi non bắt đầu mọc từ gốc lên, lúc này dùng phân bón NPK 30-10-10 hoặc dùng phân cân đối có NPK 20-20-20 hàng tuần, pha loãng hơn liều lượng một chút để phun, thỉnh thoảng bổ sung thêm B1.
Nụ mới nhú của hoàng thảo kèn
Phòng ngừa sâu bệnh: Vào mùa hè hay bị nhiễm một số bệnh như thắt gốc, thối nón, đốm lá, vàng lá, thối nhũn do mùa này thời tiết oi bức, mưa nắng thất thường.

Trời vừa mưa to lan vừa bị ướt sũng mà lại nắng gắt luôn thì cây lan không thể thích nghi kịp thời nên phải để lan ra chỗ thoáng gió, gió lùa mạnh, và tránh ánh nắng trực tiếp.


Mời bạn ghé thăm cơ sở lan rừng Thủy kai tại Hà Nội (Phiên ngày 28-12-2019) tại địa chỉ số 39 ngõ 2 đại lộ Thăng Long, Mễ Trì, Nam Từ Liêm. Hoặc gọi đặt hàng số: 0866189566

Đây là hình ảnh những cây kèn còn nguyên lá ở các thân tơ, trông rất đẹp
Nên phun thuốc chống thối 2 - 3lần/tháng. Vào mùa lạnh là giai đoạn để lan nghỉ ngơi nên chỉ khi thấy cây bị teo , héo thì mới tưới nước.

Đến đầu thời kỳ lập xuân ( cuối tiết đại hàn  đầu tiết lập xuân) thì bón thêm phân kích hoa 10-30-10 đến khi cây nhú nụ thì thôi.




Tuy nhiên thì cái này là tùy chọn cho các bác, nếu quá trình chăm sóc cây tốt thì tôi nghĩ cũng chả cần thuốc kích hoa thì cây cũng vẫn cứ ra hoa bình thường.
Nông Triệu Thủy - Sưu tầm và biên soạn


>
Gọi ngay